Uplus Online test - Thực hành bài test trên máy tính giao diện chuẩn
Thi IELTS trên máy tính ngày càng phổ biến với nhiều ưu điểm, các bạn cũng có thể dễ dàng tìm được nhiều website cho phép làm đề thi IELTS thử.
Tuy nhiên, cần lưu ý, lựa chọn website có thiết kế và cách sử dụng giống với bài thi thực tế để tránh bỡ ngỡ về mặt thao tác khi vào phòng thi. Nhiều bạn lựa chọn một số trang vừa có nội dung không chuẩn, vừa có thao tác không tương đồng, nên đến khi đi thi lại cảm thấy khó khăn, luống cuống, dẫn đến nhiều sai sót không đáng có.
Tại Uplus, chúng mình rất chú ý và chăm chút khía cạnh này, nên toàn bộ các bài tập theo dạng Online test của Uplus đều đạt tiêu chuẩn như sau:
- Nguồn đề là từ sách Cambridge IELTS - sách của đơn vị tổ chức kỳ thi tổng hợp lại đề thi các năm trước đây, nên sẽ là nguồn tài liệu sát nhất về nội dung, độ khó so với bài thi thật, giúp thí sinh có thể đánh giá được năng lực sát nhất.
Lưu ý, Uplus khuyên các bạn thí sinh không nên làm các nguồn đề khác, ngoài Cambridge. Những nguồn này chưa được kiểm chứng, nên về độ khó, nội dung có thể có nhiều điểm khác biệt. Đã từng có những bạn làm nhũng đề 'ngoài' và đạt kết quả thấp đi hẳn so với đề Cambridge, dẫn đến tâm lý khi ôn thi. Lại cũng có những bạn làm những dề dễ hơn quá nhiều so với đề thi thật, dẫn đến tự tin thái quá.
- Thao tác chuẩn với phần mềm thi chính thức:
Rất nhiều website có nội dung IELTS nhưng thao tác làm lại khác, ví dụ phần Headings ở bản chính thức là thao tác kéo thả, nhưng ở một số web lại là lựa chọn.
Hoặc phần True False Not Give là lựa chọn thì lại là điền từ.
- Phiên bản của Uplus đảm bảo sự tương đồng đó, cũng như những tiểu tiết khác về màu, cỡ chữ, font chữ, đảm bảo đem đến trải nghiệm gần như tương đồng với phiên bản đi thi chính thức.
Khác biệt với các website khác trong việc làm đề tại Uplus nằm tại 3 tính năng
- Second chance - Cơ hội thứ 2
- Rút kinh nghiệm
- Báo cáo kết quả
Second Chance - Cơ hội thứ 2
Sau khi học viên làm bài xong, hệ thống sẽ
- không báo điểm số, bandscore
- không cho xem đáp án
mà chỉ cho thấy câu nào đúng/sai/chưa làm vì:
- Nếu thấy điểm luôn, bạn nào điểm cao sẽ thấy hài lòng, mất động lực chữa bài. Bạn nào điểm thấp lại thấy nản, cũng mất động lực chữa bài.
- Nếu thấy đáp án luôn, học viên cũng dễ rơi vào trạng thái 'ừ, nhỉ', xong cũng không rút được kinh nghiệm gì.
Giải pháp là học viên sẽ có cơ hội thứ 2
- Bước 1: giải thích lý do cho việc chưa làm được hoặc cho việc chọn phải những đáp án sai. Tại bước này, rất nhiều học viên sẽ phát hiện ra nguyên nhân có thể từ sự vội vàng hoặc thiếu logic trong cách chọn đáp án. Chính khi tự nhìn lại cách mình đưa ra lựa chọn, học viên sẽ rút được kinh nghiệm đáng quý.
- Bước 2: Thực hiện làm lại lần 2. Khi đã gạt bỏ được nguyên nhân sai, học viên sẽ có cơ hội làm lại, cân nhắc lại một cách logic và không có áp lực thời gian, từ đó phát hiện được đáp án chính xác. Điểm quan trọng là sự so sánh giữa 2 lần làm này, sẽ giúp học viên nhận ra 'đáng lẽ' mình đã có thể làm đúng hơn ở đâu.
Trường hợp lượt 2 vẫn làm chưa chính xác, lúc đó mới là thời điểm mở xem đáp án chính thức
Sau các thao tác như vậy, chính quá trình tự phản ánh self-reflect như vậy sẽ giúp học viên rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
Tất cả các kinh nghiệm đó sẽ được tổng hợp vào 1 sheet riêng, giúp học viên thuận tiện xem lại, tra cứu trước các lần làm bài tiếp theo, hạn chế tối đa việc mắc đi mắc lại các lỗi.
Cuối cùng, học viên sẽ xem báo cáo kết quả của bài tập tại trang báo cáo
Các số liệu thu được sẽ gồm
- Điểm số
- Số câu đúng / tổng số
- Số câu đúng / tổng số câu theo dạng, theo chủ đề
Đặc biệt, còn 1 số liệu quan trọng là số câu đúng / số câu chắc.
Khi học viên làm bài, ngoài đáp án, học viên sẽ thêm tính chất gồm Chắc / Không Chắc / Làm bừa.
Nếu chỉ số CHẮC / ĐÚNG mà gần = 100%, điểm của học viên đó đang phản ánh đúng trình độ, nhưng nếu dưới 80% thì bạn đó đang có nhiều câu 'may mắn', do đó điểm sẽ thiếu ổn định, tùy theo mức độ 'hên' ngày làm bài.
Nếu chỉ số này lớn hơn 120% thì bạn này lại đang quá tự tin, hoặc hiểu sai thế nào là CHẮC, lúc này cần trao đổi kỹ hơn về những câu Chắc mà lại Sai để tìm nguyên nhân và giải pháp tương ứng.
Tất cả sẽ đem lại một trải nghiệm làm bài thi vừa trọn vẹn như thi thật, vừa có thêm những số liệu chi tiết, rõ ràng để cải thiện cho các lần làm bài tiếp theo.
Xem thêm: